Tăng Cường Sức Khỏe Tôm: Lợi Ích Của Acid Hữu Cơ Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Tình trạng gia tăng các hoạt động nuôi trồng thủy sản khiến dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Do đó, việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và có tiềm năng thay thế cho kháng sinh.

Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản
Việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh thủy sản

Acid hữu cơ là gì?

Acid hữu cơ là hợp chất có một hoặc nhiều nhóm carboxyl, thường có mặt trong thực vật và được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Chúng bao gồm các acid carboxyl đơn chức và các chất dẫn xuất như acid béo chuỗi ngắn, acid béo dễ bay hơi, và các acid carboxylic yếu.

Acid hữu cơ làm giảm độ pH của môi trường, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Các acid này có mùi đặc trưng và thường được dùng trong thực phẩm cũng như trong các sản phẩm công nghiệp khác.

Thực phẩm cho tôm
Acid hữu cơ thường được bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho vật nuôi để ngăn nấm mốc và kích thích sự ăn

Acid hữu cơ được sử dụng phổ biến trong nuôi tôm. Một số loại acid hữu cơ cho tôm bao gồm:

  • Acid lactic: Ức chế vi khuẩn Vibrio spp, cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
  • Acid formic: Kích thích tiêu hóa và tăng trưởng của tôm.
  • Acid propionic: Ngăn nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.

Ứng dụng của acid hữu cơ

Acid hữu cơ giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột tôm, ức chế vi khuẩn có hại như Vibrio spp. Chúng có thể dùng để acid hóa bột cá và nguyên liệu làm thức ăn, giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trong điều kiện bảo quản.

Các phân tử acid hữu cơ thâm nhập vào tế bào vi khuẩn, gây rối loạn chức năng tế bào. Khi sử dụng với liều lượng phù hợp, chúng có thể kiểm soát bệnh đường ruột và thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột.

Sử dụng mỗi ngày có tốt cho tôm không?

Nghiên cứu cho thấy acid hữu cơ có tác dụng tích cực trong thức ăn của tôm cá, có thể thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng. Acid lactic và acid citric giúp cải thiện khả năng hấp thụ và sử dụng thức ăn.

Nuôi tôm
Acid lactic và acid citric giúp tăng khả năng hấp thụ và sử dụng thức ăn nhờ cải thiện vị giác

Tuy nhiên, việc sử dụng acid hữu cơ cần được điều chỉnh theo từng điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển của tôm. Không nên lạm dụng acid hữu cơ; sử dụng 1-2 lần/tuần có thể mang lại hiệu quả cao, kích thích tôm bắt mồi, sinh trưởng nhanh và tăng năng suất.

Translate »