Mỹ áp thuế chống bán phá giá với tôm Indonesia: Ảnh hưởng và tranh cãi
Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?
Trong thương mại toàn cầu tự do, một số quốc gia thường sử dụng việc bán phá giá như một chiến lược phổ biến nhằm chiếm lĩnh thị phần. Điều này, gây nên nhiều tổn hại cho các nhà sản xuất khác, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
Cáo buộc của Hoa Kỳ về việc bán phá giá tôm
Vào tháng 10/2023, Indonesia phải đối mặt với cáo buộc chống bán phá giá (AD) và thuế đối kháng (CVD) đối với mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Hiệp hội chế biến tôm Hoa Kỳ (ASPA).
Sản phẩm tôm của Indonesia bị cáo buộc là tôm nước ấm đông lạnh. Những cáo buộc này không chỉ nhắm vào Indonesia mà còn nhắm vào Ecuador. Dựa trên dữ liệu do Indonesia cung cấp, biên độ bán phá giá bị cáo buộc từ Indonesia ghi nhận 26,13 – 33,95%, từ Ecuador là 9,55 – 25,82%. Trong khi đó, tỷ lệ trợ cấp tôm bị cáo buộc từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam lại cao hơn mức tối thiểu. Các điều khoản này là dưới 1% đối với các nước phát triển và dưới 2% đối với các nước đang phát triển
Để ứng phó với vấn đề này, Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia (KKP) đã chuẩn bị các bước đi chiến lược dựa trên các nghiên cứu cẩn thận và lựa chọn luật sư quốc tế để đại diện cho Chính phủ Indonesia xử lý vụ việc này, giảm thiếu tác động tiêu cực để những cáo buộc chống bán phá giá này không gây hại cho Indonesia và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ.
Thuật ngữ “chống bán phá giá” là gì?
“Chống bán phá giá” là các biện pháp pháp lý và thương mại được áp dụng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng từ các hàng hóa được bán với giá thấp hơn giá trị hợp lý hoặc giá nội địa.
Duy trì cân bằng giữa kinh tế và đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng
Bán phá giá thường là chiến lược của một số quốc gia nhằm chiếm lĩnh thị trường bằng cách bán hàng hóa với giá dưới mức chi phí sản xuất. Điều này có thể gây tổn hại cho các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực. Trong giới thương mại quốc tế, chống bán phá giá là một trong những mối quan tâm chính để ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nước xuất khẩu.
Tác động của việc bán phá giá đến xuất khẩu tôm
Đối với các nước xuất khẩu
– Giảm doanh thu và sản lượng xuất khẩu: Các hành động bán phá giá có thể dẫn đến một số hạn chế đối với xuất khẩu tôm ở một số quốc gia, khiến chi phí xuất khẩu tăng đồng thời làm giảm khối lượng và doanh thu xuất khẩu tôm của các nhà sản xuất.
– Thị trường biến động: Doanh nghiệp sản xuất tôm ở các nước xuất khẩu có thể gặp phải tình trạng bất ổn trên thị trường quốc tế do sự biến động của chính sách chống bán phá giá.
Tác động đến các quốc gia nhập khẩu
– Giá sản phẩm tăng: Nếu hành động bán phá giá dẫn đến việc tăng thuế quan hoặc hạn chế nhập khẩu, các nước nhập khẩu có thể phải đối mặt với việc giá các sản phẩm tôm gia tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong nước và các ngành công nghiệp sử dụng tôm làm nguyên liệu thô.
– Phụ thuộc nguồn cung: Các nước nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào tôm nhập khẩu từ một số nước bị cáo buộc bán phá giá có thể phải đối mặt với vấn đề phụ thuộc vào nguồn cung và tìm kiếm các nguồn thay thế.
Những cân nhắc về mặt đạo đức và kinh tế
Việc áp dụng chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm đặt ra những câu hỏi phức tạp về đạo đức và kinh tế. Một mặt, có thể được coi là một nỗ lực bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và ngăn chặn các hoạt động thương mại không công bằng.
Mặt khác, nó cũng có thể trở thành rào cản đối với thương mại tự do và cản trở việc tiếp cận thị trường đối với các doanh nghiệp đến từ các nước đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu tôm để kiếm sống.