Giải pháp phát triển nông thủy sản ĐBSCL
Vụ Khoa học và Công nghệ của Bộ Công Thương cho rằng, nông thủy sản vùng ĐBSCL đang đứng trước thách thức phải chuyển đổi để mở rộng, gia nhập thị trường. Việc xác định cụ thể những rào cản được xem là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ một cách hiệu quả, bền vững. Đây sẽ là khâu đột phá, giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị.
Một số rào cản trong nước
Trước tiên là về pháp luật quản lý chuyên ngành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP chưa hoàn thiện, đồng bộ, còn thiếu, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước. Một số quy định lại chồng chéo làm doanh nghiệp tốn thời gian và tiền bạc. Tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP chưa cao, thiếu các công cụ kỹ thuật như tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm.
Tổ chức quản lý ATTP còn nhiều đầu mối, chưa thống nhất nội dung. Một số quy định về phân công trách nhiệm quản lý còn chồng chéo; một số lĩnh vực còn “giao thoa” giữa các bộ. Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ còn chậm. Hoạt động quản lý ATTP ở cấp cơ sở chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Quy định về quản lý ATTP đối với các chợ, siêu thị; quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, sản xuất thủ công chưa cụ thể, thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết.
Vùng ĐBSCL có thế mạnh về nông thủy sản nhưng hiện lại thiếu cơ sở dữ liệu dùng chung, vừa giúp truy xuất nguồn gốc vừa chủ động thị trường đầu ra.
Rào cản về quy định mới ở thị trường
Nhiều thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến quan trọng của Việt Nam đang dần chuyển đổi phương thức quản lý ATTP nhập khẩu theo hướng toàn chuỗi, từ đó đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm đa bên của nước xuất khẩu. Điển hình có thể kể đến hai thị trường lớn là Trung Quốc và EU.
Yêu cầu của Trung Quốc về quản lý doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào thị trường này theo Lệnh 248 “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh số 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”. Thứ nhất là thực hiện hoạt động đánh giá hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu; thứ hai là yêu cầu tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu phải thực hiện đăng ký trên hệ thống trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Thị trường EU đưa ra nhiều quy định mới về chống phá rừng; cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Những tiêu chuẩn xanh và bền vững này đang tác động đến hầu hết sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng như gạo, cà-phê, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
Thống kê năm 2023, thị trường EU có hơn 100 thông báo, dự thảo lấy ý kiến về các biện pháp ATTP và kiểm dịch động, thực vật phục vụ cho việc kiểm soát nông sản, thực phẩm khi nhập khẩu vào thị trường này. Dự kiến, năm 2024, EU thực hiện nhiều quy định liên quan kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững như: Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); Quy định chống phá rừng (EUDR). Trong đó, CBAM là công cụ mang tính bước ngoặt của EU nhằm chống rò rỉ carbon.
Ðây cũng là cơ chế đầu tiên trên thế giới đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất ở nước sở tại nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh. Còn theo EUDR vào ngày 29/6/2023, những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020 sẽ bị cấm nhập khẩu. Thời hạn hiệu lực để thực thi EUDR là vào tháng 12/2024 (tháng 6/2025 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ).
Ngay từ đầu năm 2024, EU đã ban hành quy định mới về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật áp dụng đối với một số nông sản. Ngoài ra, chương trình “Từ nông trại đến bàn ăn” cũng dự kiến đưa ra quy định về chống rác thải thực vật. Tất cả cho thấy các quy định về kinh tế xanh, sạch ngày càng được áp dụng nhiều hơn tại EU.
Đề xuất các giải pháp tháo gỡ rào cản
Đối với rào cản thể chế, chính sách: Các bộ ngành chủ động rà soát, kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không hợp pháp, không cần thiết. Đối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tiễn thì bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hóa và không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết.
Kỳ vọng của doanh nghiệp là “chất lượng thực thi” nên cần đảm bảo kỷ luật, kỷ cương của bộ máy thực thi. Cơ chế để giám sát thực thi, đánh giá hiệu quả hoạt động một cách độc lập; thúc đẩy các hoạt động tham vấn rộng rãi và thực chất hơn. Tăng cường vai trò theo dõi, giám sát của các bên độc lập, của các hiệp hội, doanh nghiệp và cơ quan truyền thông.
Các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp chủ động, tích cực tham gia phản biện; đề xuất các kiến nghị tạo thuận lợi, an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với thách thức từ những quy định mới: Chủ động tiếp cận nghiên cứu và xây dựng phương thức phối hợp. Khi các quốc gia và vùng lãnh thổ đưa ra những quy định mới về đảm bảo ATTP thông qua yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là khi gắn các yêu cầu kỹ thuật với các yêu cầu về thủ tục và hồ sơ, nhiều bất cập sẽ xuất hiện do sự thiếu sẵn sàng của hệ thống quản lý của bên nhập khẩu.
Ví dụ như sự thiếu đồng bộ trong cách thức phê duyệt chứng thư tại các cảng hải quan khác nhau của khu vực EU, sự thiếu hoàn thiện trong hệ thống quản lý doanh nghiệp trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Đây là những thách thức